Máy in mã vạch (kg:/m/05rh3p) dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề hiện nay. Đó là do sự phổ biến của việc sử dụng mã vạch đã mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý sản phẩm cho các doanh nghiệp. Máy in mã vạch barcode ngày càng được các hãng sản xuất trang bị nhiều tính năng và công nghệ hiện đại. Nhằm cho ra những tem nhãn chất lượng, có độ sắc nét cao
Máy in mã vạch (barcode printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính. Để thực hiện chức năng in thông tin và mã vạch lên bề mặt tem nhãn nhằm phục vụ công tác quản lý kinh doanh và sản xuất. Thiết bị này còn được biết đến với các tên gọi khác như máy in tem nhãn, máy in barcode…
Máy in tem nhãn mã vạch được trang bị công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp (thermal transfer) hoặc in trực tiếp (direct thermal). Đáp ứng cho mọi nhu cầu in ấn tem nhãn của các đơn vị trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Máy in tem nhãn thường được ứng dụng cho các mô hình. Ví dụ như siêu thị, tạp hóa, cửa hàng thời trang, tại các kho hàng, nhà máy sản xuất…Thiết bị này được tích hợp với phần mềm bán hàng, in tem trực tiếp các sản phẩm từ phần mềm bán hàng vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.
Chức năng chính của máy in tem nhãn là hỗ trợ in ấn các thông tin mong muốn lên bề mặt tem nhãn. Sau khi in xong, người dùng chỉ việc lột và dán con tem lên sản phẩm một cách dễ dàng. Máy in tem nhãn sử dụng decal tem nhãn cùng mực in mã vạch dạng cuộn. Người dùng có thể lựa chọn và thay thế loại chất liệu decal cũng như mực in. Để tạo ra được loại tem nhãn với các đặc điểm về độ sắc nét, độ bền và chi phí đầu tư mong muốn.
Ngoài chức năng chính là in ấn tem nhãn, các dòng máy in tem nhãn hiện nay không ngừng được cải tiến. Mang đến cho người dùng thêm những sự lựa chọn cho các chức năng tùy chọn thêm. Nhờ đó giúp hoạt động in ấn và sử dụng tem nhãn trở nên hiệu quả hơn.
Máy sẽ có bộ dao cắt sắc bén gắn phía đầu ra của con tem và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Chức năng này thuận tiện cho việc cắt rời các tem nhãn liên tục. Thường được sử dụng trong may mặc, kho vận… Với chức năng này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công để cắt rời từng con tem. Đảm bảo tính chính xác, sự đồng đều cho tất cả các con tem.
Với chức năng này, khi in được một con tem thì máy in sẽ tự động lột nhãn khỏi phần đế (chỉ lột một phần chứ không lột hoàn toàn tem ra khỏi đế). Khi người dùng lấy con tem đã được in ra khỏi phần đế và sử dụng thì máy in tiếp tục in ấn tem nhãn tiếp theo. Chức năng này giúp hạn chế tối đa các sai sót hoặc nhầm tem nhãn với sản phẩm cần dán. Với chức năng này, người dùng bắt buộc phải đứng giám sát máy in và thực hiện việc lột nhãn.
Với chức năng này, khi in xong, tem sẽ được bóc ra khỏi đế và dán trực tiếp vào sản phẩm. Chức năng này thuận tiện trong công việc in hàng loạt và ứng dụng trên băng chuyền. Nhờ đó giúp năng suất hoạt động được đẩy lên tối đa và có thể không cần người giám sát. Tuy nhiên có một nhược điểm đó là khi xảy ra một sự cố sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót
Đây là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng (heat) trên một đơn vị độ dài. Độ phân giải có đơn vị tính là dpi (dot per inch) nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch. Máy in mã vạch có chỉ số dpi càng cao thì tem in càng sắc nét.
Công nghệ in có 2 loại. Đó là công nghệ in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
Tốc độ in là thông số thể hiện chiều dài được in ra trong một giây. Đơn vị tính của tốc độ in là ips (inches per second).
Bộ nhớ của máy gồm 2 phần. Đó là RAM (DRAM, SDRAM) và FLASH. Bộ nhớ RAM có chức năng nhận lệnh in từ máy tính. Còn bộ nhớ FLASH sẽ lưu các thông tin. Như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).
Ngoài cổng kết nối cơ bản là USB, các dòng máy in barcode (kg:/m/05rh3p) hiện nay còn được trang bị thêm những cổng kết nối khác. Ví dụ như RS232 (COM), LAN, Parallel (LPT), Ethernet, Wifi, Bluetooth, WAN (IEEE801.01). Nhờ đó máy in có thể hoạt động chính xác với mọi loại cơ sở hạ tầng trong những lĩnh vực khác nhau.
Máy in mã vạch làm việc dựa vào việc làm nóng các điểm đốt nóng trên đầu in khi tiếp xúc cùng giấy decal cảm nhiệt hoặc mực in thì sẽ làm nóng chảy mực in, để tạo nên những thông tin trên tem nhãn theo mong muốn của người dùng. Thiết bị này có thể in được trên nhiều chất liệu tem nhãn khác nhau. Chẳng hạn như decal giấy thường, decal xi bạc, decal PVC, ruban, satin…. Bạn có thể lựa chọn cho mình loại chất liệu nhãn, mực in cũng như cuộn decal tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
Bên trong máy in tem nhãn kg:/m/05rh3pđược trang bị bộ phận cảm biến (sensor). Cảm biến là bộ nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra. Dùng để hiểu kích thước và chất liệu giấy. Cách để nó nhận ra kích thước giấy là khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem (chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh dấu (chế độ “label with mark”). Một số máy in dòng công nghiệp có thêm các sensor khác. Chẳng hạn như sensor phía cửa ra của tem nhãn để ứng dụng cho các chức năng peel-off, tear-off hoặc auto-cutter.
Để có thể lựa chọn máy in barcode (kg:/m/05rh3p) phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau đây:
Tùy vào khối lượng mã vạch cần in mà lựa chọn loại máy có công suất phù hợp. Nếu đơn vị bạn chỉ cần in khoảng dưới 100 nhãn/ngày thì chỉ cần dùng máy in công suất thấp. Còn nếu cần in 100-300 nhãn mỗi ngày thì sử dụng máy in công suất trung bình. Nếu khối lượng in lên đến trên 300 nhãn mỗi ngày thì cần dòng máy in công suất lớn, có thể hoạt động liên tục nhiều giờ.
Với máy in nhiệt trực tiếp, tem nhãn dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ. Dễ bị ẩm mốc và trầy xước… Chính vì vậy nếu tem của bạn sử dụng trong môi trường với các điều kiện trên thì không nên chọn loại máy in công nghệ này. Thay vào đó bạn nên sử dụng máy in nhiệt gián tiếp.
Độ phân giải càng cao thì tem nhãn in ra càng sắc nét. Nhờ đó giúp máy quét mã vạch có thể dễ dàng đọc được. Bạn nên lựa chọn loại máy in có độ phân giải từ 203 đến 300 dpi. Thậm chí lên tới 600 dpi cho những yêu cầu đặc biệt như in tem QRcode. Nếu thanh mã vạch của bạn rộng thì loại máy có độ phân giải 203 dpi là đủ. Còn bạn muốn in mã vạch có nét mảnh, mật độ mã vạch dày, in mã vạch 2 chiều (2D), in nét chi tiết, in đồ họa… thì bạn cần phải xem xét mua loại có độ phân giải lớn hơn.
Các máy in barcode được sản xuất đa dạng để xử lý kích thước khác nhau của các loại tem nhãn. Máy in mã vạch văn phòng (máy để bàn) thường có khổ in rộng tối đa là 110mm. Nếu bạn muốn in tem nhãn có kích thước lớn hơn thì nên tìm mua máy in công nghiệp với khổ in cỡ lớn.
Bạn cần xác định máy in tem nhãn mã vạch của mình sẽ được sử dụng cố định tại chỗ hay di động. Nếu là máy in cố định thì sẽ cần các cổng kết nối qua USB, serial hoặc parallel. Còn nếu là máy in di động thì chiếc máy bạn cần phải có giao tiếp không dây như WAN, Ethernet (cổng LAN), Bluetooth,…
Nếu máy in tem nhãn của bạn phải chạy trong hệ thống các phần mềm. Như Windows, bộ phần mềm ERP, phần mềm quản lý bán hàng…thì phải kiểm tra xem máy có phần mềm cài đặt (driver) có thể chạy được và giao tiếp liền mạch với các hệ thống phần mềm hiện có.
Để mua được máy in tem nhãn chính hãng với mức giá và chế độ bảo hành tốt nhất thì VietnamSmart là một lựa chọn không thể bỏ qua dành cho bạn. Công ty chúng tôi tự hào là đơn vị phân phối các dòng barcode printer của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Như Zebra, Xprinter, Gozex, TSC…
Hãy liên hệ ngay VietnamSmart theo hotlline 093.6611.372 để được báo giá và hỗ trợ nhanh nhất.
Tôi là Phạm Huy Nam, hiện đang là CEO của VIETNAMSMART. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Kiểm soát an ninh - Thiết bị kiểm soát - Cách sử dụng phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thiết bị trong ngạch thiết bị an ninh được đúc kết trong nhiều năm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.
© 2020 - Bản quyền thuộc về | CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ & THÔNG TIN THÔNG MINH VIỆT NAM | VietnamSmart