Đầu Đọc Thẻ Mã Vạch

Đầu đọc thẻ mã vạch

Chưa có đánh giá

ZKTeco

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Argox

Chưa có đánh giá

Argox

Chưa có đánh giá

Argox

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebra

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Zebex

Chưa có đánh giá

Cipherlab

Chưa có đánh giá

Cipherlab

Chưa có đánh giá

Cipherlab

Chưa có đánh giá

Cipherlab
Những ý chính trong sản phẩm

Đầu đọc thẻ mã vạch là thiết bị mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở các quầy thu ngân tại siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng tiện lợi. Là một thiết bị công nghệ hiện đại được tích hợp nhiều tính năng chuyên dụng, đầu đọc thẻ mã vạch siêu thị mang lại sự tiện lợi và chính xác trong việc thanh toán hàng hóa. Công cụ này ngày càng được sử dụng phổ biến và không thể thiếu trong nền kinh tế 4.0. 

Đầu đọc thẻ mã vạch là gì?

Đầu đọc thẻ mã vạch là thiết bị có chức năng đọc dữ liệu từ mã vạch được dán trên sản phẩm. Sau đó giải mã dữ liệu chứa trong mã vạch đó và chuyển tất cả dữ liệu này về máy tính đang kết nối. Phần mềm sẽ phân tích và giải mã những dữ liệu đó. Cuối cùng sẽ hiển thị ra thông tin chính xác tương ứng của sản phẩm trên màn hình máy tính. Thiết bị này còn được biết đến với các tên gọi khác như máy đầu đọc mã vạch, đầu đọc barcode, máy quét mã vạch, máy bắn mã vạch, máy soi mã vạch…

Máy scan mã vạch được cấu tạo bởi 3 thành phần chính. Bao gồm: bộ phận nhận diện mã vạch (quét barcode), bộ phận truyền tín hiệu và bộ phận giải mã (decoder). Ba bộ phận này kết hợp với nhau tạo thành một chu trình đọc mã vạch chuẩn và chính xác. Thiết bị này được kết nối với PC, thiết bị vi tính qua dây cắm USB, rs232 hoặc qua phương thức kết nối không dây như wifi, Bluetooth. Dữ liệu được máy quét giải mã truyền thông tin đến PC, máy tính và được xử lý tại đây.

6 loại máy quét mã vạch hiện nay

Cầm tay (Handheld Scanner)

Máy scan barcode dạng cầm tay được dùng trong các cửa hàng, nhà sách… Loại cầm tay này có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thông thường là loại tuyến tính. Tuy thế vẫn có dạng cầm tay 2-D có thể đọc được mã vạch 2 chiều. Đa số các loại này đều có kèm theo chân đứng và giá đỡ nên vẫn có thể để bàn được. Dạng cầm tay là loại có mức giá rẻ nhất trong các loại barcode scanner hiện nay

Đầu đọc thẻ mã vạch dạng Desktop (Desktop scanner)

Loại này có thiết kế nhỏ gọn và được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Chúng thường chỉ quét được mã vạch 1-D. Thường được sử dụng cho nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu tại các văn phòng, cơ quan hành chính… 

Máy tính bảng

Đây là một dạng máy quét rảnh tay cho phép người dùng dễ dàng quét nhiều mục.

Máy đọc mã vạch dạng để bàn (In-counter)

Dạng để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao. Tốc độ quét có thể lên đến 2000 scans/s. Máy rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy này sử dụng phổ biến trong các siêu thị hay, trung tâm thương mại lớn.

Để bàn cố định

Một loại máy quét rảnh tay khác với khả năng đọc được mã vạch bằng cảm biến được kích hoạt khi các mục vượt qua trước mặt nó.

Đeo tay

Loại này được thiết kế nhỏ gọn, thường được đeo trên cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.

Phân loại các loại máy quét – đầu đọc mã vạch

Phân loại theo công nghệ quét mã vạch

Máy quét mã vạch 1D

Còn gọi là máy quét tuyến tính (linear scanner), thường là loại máy quét cầm tay. Có thể quét được các loại mã vạch 1D thông dụng và một số không thông dụng bằng tia sáng nằm ngang.

Máy quét mã vạch 2D

Barcode Imager là thiết bị quét mã vạch có thể đọc được mã vạch 1D và mã vạch 2D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode,… Thiết bị này dùng laze rồi phản xạ bằng một hệ thống lăng kính, tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Do đó bạn có thể quét theo bất cứ chiều nào.

Phân loại đầu đọc thẻ mã vạch theo chức năng sử dụng

Dùng trong bán lẻ

Máy quét mã vạch dùng trong bán lẻ thường là dạng phổ thông, dùng công nghệ laser. Chúng thích hợp để sử dụng trong các văn phòng và siêu thị. Một số sản phẩm tiêu biểu của dòng này có thể kể đến như: Argox AS8000, Argox AS8250, Symbol LS2208, Symbol LS1203, Datalogic QD2100/2130, Zebex Z3000…

Dùng trong kho bãi

Máy soi mã vạch dùng trong kho bãi cần có độ bền và khả năng tránh bụi cao. Chủ yếu là mã vạch UPC, EAN, vì vậy thường sử dụng công nghệ chụp ảnh 2D, và PDF, công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth. Ví dụ một số máy thuộc loại này như Argox AS8520, Symbol LS4208, Symbol LS6708, Symbol LS6878

Dùng trong công nghiệp

Máy quét mã vạch sử dụng trong công nghiệp thường ứng dụng công nghệ laser đa tia. Hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng, không di động. Chẳng hạn như Zebex Z-6182, Zebex A-50M, Symbol LS9203, Symbol LS9208, DS9808, Datalogic 3200VSi, Datalogic 3300HSi.

Lưu ý khi chọn mua đầu đọc barcode

Để lựa chọn được loại máy soi mã vạch phù hợp, trước tiên bạn phải xác định được các yếu tố sau đây:

  • Đầu đọc thẻ mã vạch sẽ được sử dụng ở đâu?
  • Tần suất sử dụng như thế nào?
  • Bạn muốn đọc những loại mã vạch nào?
  • Máy giao tiếp với máy tính bằng dây hay không dây?
  • Sau khi đã xác định được các yếu tố này thì bạn sẽ dễ dàng chọn mua được loại máy quét phù hợp với nhu cầu của mình.

Lưu ý với những cửa hàng với lượng hàng hóa đa dạng thì bạn nên lựa chọn những loại máy quét mã vạch 2D hay đa tia để có thể quét được mọi loại mã vạch hiện nay. Khi mua bạn nên lựa chọn những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, có mức giá phải chăng và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Đặc biệt phải chọn những đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hướng dẫn sử dụng đầu đọc thẻ mã vạch chuẩn xác nhất

Bước 1: Trước tiên, bạn xác định vị trí in mã vạch của sản phẩm đang muốn quét mã. Phần lớn các sản phẩm ở hàng tạp hóa thường có mã vạch ở góc trái hoặc phải dưới của bao bì sản phẩm. Tuy nhiên vấn có một số sản phẩm ngoại lệ có thể in đâu đó trên bao bì.

Bước 2: Hướng đầu đọc mã vạch vào mã vạch của sản phẩm đó. Đối với đầu đọc thẻ mã vạch laser, bạn hướng sao cho phần ánh sáng laser màu đỏ nằm trên mã vạch muốn quét. Hiện nay một số dòng máy có thể tự điều chỉnh sao cho khớp với mã vạch dán trên sản phẩm. Sau đó, bạn bấm nút hoặc để máy tự động quét qua. Khi máy phát ra tiếng “bíp” có nghĩa là máy đã quét được mã vạch thành công.

Bước 3: Kiểm tra lại các thông tin của sản phẩm như tên sản phẩm, mã sản phẩm, giá bán… đã khớp chưa. Nếu chưa khớp, hãy thử lại hoặc kiểm tra lại đầu đọc.

Lưu ý trong quá trình sử dụng

  • Mặc dù một số loại đầu đọc thẻ mã vạch được trang bị tính năng chịu được độ rơi ở nhiều độ cao khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm các bạn cũng nên lưu ý để hạn chế tối đa việc làm rơi thiết bị.
  • Không nên để máy quét ở những vị trí ẩm thấp hoặc nơi có nguồn nhiệt cao
  • Tuyệt đối không để trẻ em nghịch vào máy quét.
  • Không chiếu ánh sáng laser vào mắt bởi lâu dài chúng có thể làm hỏng mắt của bạn.

Đầu đọc mã vạch có ứng dụng như thế nào?

Trong lĩnh vực bán lẻ

Máy scan barcode giúp quản lý chặt chẽ, nhanh chóng và chính xác quá trình thanh toán. Tạo sự chuyên nghiệp và hạn chế sai sót. Khách hàng mang sản phẩm thanh toán tại quầy. Nhân viên thu ngân sẽ sử dụng máy quét để quét mã vạch. Khi đó các thông tin của sản phẩm cũng như giá cả sẽ được hiển thị. Đồng thời máy in bill sẽ in hóa đơn thanh toán. Các vấn đề khác như tồn kho, doanh thu, lãi lỗ cho chủ cơ sở kinh doanh cũng được quản lý dễ dàng.

Trong quản lý kho – kiểm kê hàng hóa

Với các cửa hàng, siêu thị, nhà máy có số lượng hàng hóa lớn thì việc kiểm kê tồn kho bằng cách thức thủ công là điều không thể và rất dễ xảy ra sai sót. Máy quét mã vạch được tích hợp phần mềm với các công nghệ giải mã tiên tiến giúp cho việc kiểm kê và xử lý tổng hợp kho hàng được chính xác và nhanh nhất.
Thiết bị này giúp cho người quản lý kiểm soát được lượng hàng tồn, hàng xuất, hàng nhập. Từ đó sẽ có kế hoạch điều chỉnh việc nhập xuất sao cho phù hợp.

Trong lĩnh vực Y tế, Hành chính công

Đối với các cơ sở y tế thì mã vạch và đầu đọc mã vạch dùng để mã hóa thông tin của bệnh nhân, quản lý các hồ sơ bệnh án, quản lý mẫu xét nghiệm, giải quyết bảo hiểm y tế,…
Trong lĩnh vực hành chính công thì thiết bị này hỗ trợ việc quản lý kiểm kê tài sản của nhà nước, lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ kết nối đồng bộ hệ thống thông tin trong các cơ sở hành chính công trên cả nước.

Trong lĩnh vực Logistics, Hải Quan, xuất nhập khẩu

Tem mã vạch được sử dụng mã hóa, quy chuẩn trên toàn cầu. Máy bắn mã vạch được sử dụng trong quản lý nhận diện, kê khai hàng hóa thông quan, quản lý bill, mã vận đơn…

Địa chỉ mua đầu đọc thẻ mã vạch uy tín

Để tránh mua phải máy quét mã vạch nhái, kém chất lượng, các bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín, có địa chỉ kinh doanh rõ ràng và có kinh nghiệm nhiều năm. Được thành lập từ năm 2008, VietnamSmart tự hào là đơn vị phân phối chính hãng các loại đầu đọc mã vạch của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Như Symbol, Argox, Datalogic, Honeywell, Zebex… Chúng tôi cam kết:

  • Sản phẩm chính hãng 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Được kiểm tra và đóng gói cẩn thận lại trước khi giao cho khách hàng
  • Mức giá cạnh tranh do các sản phẩm đều được nhập khẩu trực tiếp, không qua trung gian
  • Chất lượng dịch vụ tốt nhất mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách hàng
  • Đội ngũ kỹ thuật viên nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ 24/7 mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm
  • Chế độ bảo hành theo quy định của nhà sản xuất
Giám đốc VietnamSmart - Phạm Huy Nam

Tôi là Phạm Huy Nam, hiện đang là CEO của VIETNAMSMART. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Kiểm soát an ninh - Thiết bị kiểm soát - Cách sử dụng phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thiết bị trong ngạch thiết bị an ninh được đúc kết trong nhiều năm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.