Trong cuộc sống hiện tại thì bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều thiết bị gia dụng, đồ điện tử công nghệ cao. Đối với các thiết bị nào cũng đều có các ghi chú nhãn mô tả về sản phẩm. Bao gồm xuất xứ, mã sản phẩm, chứng chỉ, điện năng tiêu thụ hay công suất điện.
Bài viết này, VietnamSmart sẽ hướng dẫn cho bạn các tính công suất điện 3 pha, dòng điện 1 chiều.
Công suất điện là gì ?
Công suất điện là tốc độ tiêu thụ điện, là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng theo đồng hồ đo để làm căn cứ tính toán số tiền điện cần phải chi trả.
Việc cách tính công suất điện trong nhà dựa trên các thông số kỹ thuật được ghi trên các thiết bị điện sẽ giúp người dùng cân đối được nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình.
Đơn vị của công suất điện ?
Trong phân hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo công suất là Watt (viết tắt là W), được lấy theo tên nhà khoa học James Watt. Là người đã phát minh và cải tiến máy hơi nước. Nền tảng cho các hệ máy công nghiệp hiện nay.
- 1 W = 1 J/s
- 1 Mã lực = 1 Ngựa = 1 HP = 0.746 (~ 0.75) kW
Công thức công suất điện (W)
• Định nghĩa Công suất điện: Công suất của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó.
• Công thức công suất điện: P = U.I
– Trong đó:
P: Công suất điện (W)
U: Hiệu điện thế (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
* Lưu ý: Công thức này có thể được sử dụng để tính công suất cho các dụng cụ điện sử dụng với mạng điện trong gia đình nếu các dụng cụ điện chỉ chạy qua các điện trở ví dụ như bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, bếp điện,…
• Công suất điện của mạch được tính theo công thức:
Ví dụ áp dụng công thức tính công suất điện năng
Ví dụ: Máy chấm công có công suất là 120W (0,12KW), trong một ngày (máy chấm công hoạt động trong 24h) lượng điện tiêu thụ là khoảng 2,88 KWh (0,12KW x 24h).
Hoặc máy lạnh có công suất tối đa là 1.200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng.
Trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trên thực tế, không phải lúc nào các thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ sẽ thấp hơn.
Bên cạnh đó, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ, ta cũng thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong một ngày. Bạn chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.
Ví dụ: Trên tem năng lượng có thông số Điện năng tiêu thụ: 485kWh/năm, vậy trong một ngày thiết bị sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~485kWh/365 ngày = 1,32 kWh./.
Công thức tính công suất điện xoay chiều 1 pha
Trong đó :
- U: điện áp xoay chiều 1 pha (V). Với điện áp 1 pha ở Việt Nam: U = 220 V
- I: dòng điện xoay chiều 1 pha (A)
Công thức tính công suất điện xoay chiều 3 pha
Trong đó:
- Ud: điện áp xoay chiều 3 pha (V). Với điện áp 3 pha ở Việt Nam: Ud = 380 V
- Id: dòng điện xoay chiều 3 pha (A). Điện áp dây I1 = I2 = I3
Như vậy bạn đã biết công suất điện là gì và cách tính công thức của nó rồi đúng rồi. Với tương tự các sản phẩm về cổng xoay của VietnamSmart. Bạn cũng có thể tự tính công suất nhanh chóng.