Hiện nay công nghệ RFID được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực và mang lại nhiều lợi ích. Vậy RFID là gì, cấu tạo và hoạt động của hệ thống này như thế nào, hãy theo dõi bài viết này để giải đáp các thắc mắc trên nhé!
RFID là gì?
RFID ( viết tắt của Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến.
RFID sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID cho phép dữ liệu trên một con chip được đọc qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 m.
Cấu tạo của hệ thống RFID
Một hệ thống RFID tối thiểu gồm những thiết bị sau: thẻ RFID, reader, Antenna và Server
-
Thẻ RFID (RFID Tag)
Đây là một thẻ gắn có chíp và Anten. Thẻ RFID cho phép thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý.
Thẻ RFID được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự, quản lý kho, theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua trạm thu phí,
Có 2 loại RFID tag là RFID passive tag và RFID active tag:
- Passive tags (Thẻ bị động): Nhận năng lượng từ thiết bị đọc mà không cần nguồn ngoài, khoảng cách đọc ngắn.
- Active tags (Thẻ chủ động): Sử dụng PIN, khoảng cách đọc lớn
-
Thiết bị đọc thẻ RFID (reader- đầu đọc):
Đây là thiết bị dùng để đọc thông tin từ các thẻ, có thể được đặt cố định hoặc lưu động.
-
Antenna
Là thiết bị liên kết giữa thẻ và đầu đọc. Đầu đọc phát xạ tín hiệu sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ.
-
Server
Server có chức nặng thu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ việc điều khiển, giám sát, thống kê…
Đặc điểm của hệ thống RFID
- Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio
- Hệ thống RFID thường sử dụng tần số là 125Khz hoặc 900Mhz.
- Thông tin được truyền qua khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý.
Nguyên lí hoạt động của hệ thống RFID
Thiết bị RFID reader sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số nào đó, thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng được điện từ này và sẽ thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Khi đó RFID reader sẽ biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.
Các tần số RFID hay được sử dụng hiện nay:
Ứng dụng của công nghệ RFID
Trong giao thông, vận tải
Công nghệ RFID được sử dụng để thu phí giao thông đường bộ tự động. Với tần số là 900 Mhz và 2.45 Ghz, thẻ RFID gắn trực tiếp trên xe, đầu đọc gắn ở trạm thu phí. Khi có xe chạy qua, đầu đọc nhận dạng và tự động trừ phí. Giải pháp này làm giảm tình trạng tắc nghẽn, tiết kiệm thời gian, nhân lực.
Công nghệ RFID còn được sử dụng để quản lý bãi giữ xe tự động. Khi gửi xe đi qua khách sẽ quẹt thẻ từ tại đầu đọc thẻ lắp bên ngoài cổng bãi, camera được lắp tại các làn xe ra sẽ lưu lại hình ảnh khuôn mặt khách, biển số xe. Khi lấy xe khỏi bãi, khách quẹt thẻ từ qua đầu đọc. Nếu thông tin trên hai lần quét thẻ trùng nhau thì xe sẽ được ra khỏi bãi.
Trong quản lý kho
Công nghệ RFID được sử dụng để phân loại các loại sản phẩm trong kho thông qua RFID tag được gắn lên sản phẩm. Các dữ liệu như vị trí, số lượng, đặc điểm, phân loại sẽ được thu thập thông qua hệ thống RFID và lưu trữ tại hệ thống máy chủ của kho. Từ đó việc xuất nhập kho được kiểm soát hiệu quả.
Với việc sử dụng công nghệ này còn được ứng dụng trong ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho – Chìa khóa vàng cho doanh nghiệp. Mang đến một giải pháp làm việc hiệu quả.
Trong quản lý nhân sự
Với công nghệ RFID, việc quản lý nhân sự trở nên đơn giản. Mỗi nhân viên có một thẻ RFID và chỉ cần đưa thẻ đến gần đầu đọc là có thể được ghi nhận mà không cần nhét thẻ vào hay dùng vân tay.
Trong lĩnh vực y tế
Ở các bệnh viện thường sử dụng vòng đeo tay RFID cho các trẻ mới sinh và người già. Ngoài ra công nghệ này còn được ứng dụng để quản lí hồ sơ bệnh án.