Chia sẻ bài viết lên:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Tham khảo mẫu “Quy định chấm công bằng vân tay”

Những ý chính trong bài viết

“Quy định chấm công bằng vân tay” mà chúng tôi chia sẻ dưới đây là mẫu phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Sử dụng các quy định này để quản lý nhân sự làm việc đạt hiệu quả cao. Nâng cao ý thức làm việc và tính tự giác, đúng giờ của mỗi nhân sự.

Hiện nay máy chấm công vân tay được nhiều công ty, nhà máy… sử dụng phổ biến. Giúp dễ dàng hơn trong công tác quản lý giờ giấc làm việc của nhân viên. Vậy các doanh nghiệp thường có những quy định chấm công như thế nào để làm việc được hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tự xây dựng quy định phù hợp với doanh nghiệp mình.

Khi mỗi nhân sự mới bắt đầu làm việc tại công ty. Bộ phận nhân sự sẽ phổ biến về quy định, thời gian làm việc của công ty mình cho họ biết. Những quy định này có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân viên. Giúp kiểm soát thời gian làm việc, giờ vào ra được chính xác và rõ rfang hơn.

Quy định chấm công gồm những yếu tố nào?

Thông thường các quy định chấm công cơ bản của một công ty gồm các yếu tố sau:

  • Thời gian làm việc: giờ vào ra được tính là đúng quy định.
  • Những quy định về vấn đề ra vào tại công ty.
  • Thời gian linh động trong giới hạn
  • Đăng ký nghỉ phép.
  • Các hình thức xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định

Tham khảo mẫu “Quy định chấm công bằng vân tay” phổ biến nhất hiện nay

Tùy từng công ty mà có những quy định chấm công khác nhau. Dưới đây là mẫu quy định chấm công bằng vân tay được nhiều công ty hiện nay áp dụng.

Quy định chấm công bằng vân tay
Mối công ty có những quy định chấm công khác nhau

1. Quy định về thời gian chấm công bằng vân tay

Quy định chấm công bằng vân tay dành cho từng nhân viên trong công ty cụ thể như sau:

  • Đầu giờ sáng: có thể bắt đầu từ 7h00 – 9h00 phụ thuộc vào giờ bắt đầu làm việc của từng công ty
  • Cuối giờ sáng: 11h, 11h30, 12h phụ thuộc vào thời gian bắt đầu buổi sáng.
  • Đầu giờ chiều: 13h, 13h30, 14h tùy mỗi công ty.
  • Cuối giờ chiều: 5h hoặc 5h30 tùy thuộc vào thời gian bắt đầu của buổi chiều.

2. Quy định chấm công bằng vân tay

  • Tất cả các nhân viên đến công ty có trách nhiệm thực hiện quy định chấm công bằng vân tay.
  • Đối với nhân viên xin nghỉ ốm, nghỉ phép, xin đến muộn, về sớm… thì phải báo cáo với bộ phận nhân sự. Nhà quản lý sẽ tổng hợp báo cáo chi tiết theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng.
  • Với trường hợp đi muộn, về sớm phải có lý do chính đáng và phải báo cáo trước.
  • Nhân viên được phép xin đi muộn 1 lần trong 1 tháng. Những lần sau có xin phép cũng bị tính phạm lỗi đi muộn, trừ những trường hợp đã có sự đồng ý của người có thẩm quyền.
  • Khi đã xin phép đi muộn, thời gian đi muộn không quá 30 phút (trừ trường hợp có sự cho phép của người có thẩm quyền ). Đi muộn trên 30 phút sẽ bị tính phạm lỗi đi muộn. Đối với nhân viên đi muộn từ 1 tiếng trở lên tính là nghỉ không lý do ½ ngày.
  • Khi chấm công mà máy báo lỗi không thấy máy hiển thị, thì phải báo cáo ngay cho bộ phận nhân sự hoặc quản lý để được chấm công ghi sổ.
  • Trong giờ làm việc, nếu nhân viên cần giải quyết công việc ngoài công ty thì phải xin phép để bộ phận nhân sự ghi sổ lý do ra ngoài, giờ ra ngoài, giờ về. Nếu ra ngoài quá giờ được nghỉ (17h30) thì phải báo cáo quản lý để ghi sổ nêu lý do.

3.  Quy định tính lương, chính sách thưởng/phạt dựa theo báo cáo số liệu máy chấm công vân tay

Dựa vào dữ liệu từ máy chấm công mà mỗi công ty sẽ đề ra chế độ tính lương, chính sách thưởng phạt khác nhau:

  • Khi làm bảng lương thì kế toán công ty sẽ lấy dữ liệu chấm công từ máy chấm công vân tay. Mỗi công ty có những quy định riêng về hình thức thưởng phạt. Thông thường đa số công ty hiện nay, nhân viên sẽ được thưởng chuyên cần ( nếu đi làm đầy đủ, đúng giờ) và phạt các nhân viên thường xuyên đi trễ, về sớm…
  • Đi muộn không báo cáo: Quá 5 phút, 10 phút, 30 phút … thì mỗi công ty có thể đưa ra các mức phạt khác nhau
  • Nhân viên ra về khi chưa kết thúc giờ làm việc: trước 5 phút, 10 phút, 30 phút… mỗi công ty có thể đưa ra các mức phạt khác nhau
  • Trường hợp quên chấm công hay chấm công bị lỗi mà nhân viên không báo cáo thì nhân viên sẽ bị mất ngày công theo quy định.
mẫu quy định chấm công
Mỗi công ty nên đưa ra những quy định chấm công cụ thể

Hi vọng với mẫu quy định chấm công bằng vân tay mà VietnamSmart cung cấp tại. Sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những quy định chuyên nghiệp và hiệu quả để quản lý giờ làm việc của nhân viên

Nếu bạn đang cần giải pháp quản lý nhân viên bằng máy chấm công thì liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Công ty chúng tôi là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực cung cấp và lắp đặt kiểm soát ra vào bằng máy chấm công được nhiều doanh nghiệp tin chọn.

Banner quảng cáo Máy chấm công vân tay của vietnamsmart

Chia sẻ bài viết lên:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Giám đốc VietnamSmart - Phạm Huy Nam

Tôi là Phạm Huy Nam, hiện đang là CEO của VIETNAMSMART. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Kiểm soát an ninh - Thiết bị kiểm soát - Cách sử dụng phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thiết bị trong ngạch thiết bị an ninh được đúc kết trong nhiều năm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.