Chia sẻ bài viết lên:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không? Thủ tục đăng ký ra sao?

Những ý chính trong bài viết

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không? Nếu phải đăng ký thì thủ tục như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều đơn vị sử dụng bộ đàm thắc mắc và đang được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên. Để bạn có cách hiểu đúng đắn về vấn đền này. Trường hợp thì không cần đăng ký khi sử dụng và khi nào cần đăng ký. Nếu không đăng ký, bạn sẽ bị phạt bao nhiêu. Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp những vấn đền trên.

Khi sử dụng bộ đàm phải đăng ký không?

Năm 2009, Chính phủ ban hành Luật tần số vô tuyến điện, theo khoản 1 điều 16 của luật này thì mọi tổ chức, cá nhân sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đều phải có giấy phép. Trừ trường hợp thiết bị sử dụng thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.

Bộ đàm là thiết bị phát sóng vô tuyến điện, nếu không có giấy phép sử dụng thì cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy khi sử dụng bộ đàm các bạn phải đăng ký tần số với cơ quan quản lý.

sử dụng bộ đàm có phải đăng ký
Các cá nhân. tổ chức phải đăng ký sử dụng bộ đàm

Các trường hợp sử dụng bộ đàm mà không phải đăng ký

Máy bộ đàm tầm gần có tần số hoạt động 26.96 MHz – 27.41 MHz. Sử dụng để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá hoạt động ở vùng biển nước ta.

Mức phạt khi không đăng ký sử dụng bộ đàm

Mọi hành vi sử dụng băng tần, tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện mà không có giấy phép sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Điều 77 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm như sau:

  • Hành vi sử dụng tần số, thiết bị văn phòng vô tuyến điện công suất <= 150W mà không có giấy phép, phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng/1 thiết bị
  • Hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện công suất >150W và <=500W mà không có giấy phép, phạt tiền từ 5.000.000 đồng- 10.000.000 đồng/1 thiết bị
  • Hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện công suất >500W và <=1 kW mà không có giấy phép, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/1 thiết bị
  • Hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện công suất >1kW và <= 5kW mà không có giấy phép, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/1 thiết bị
  • Hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện công suất >5kW và <=10kW mà không có giấy phép, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng/1 thiết bị
  • Tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép.

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký như thế nào?

Địa điểm đăng ký: Sở thông tin – truyền thông tại địa phương hoặc cục tần số vô tuyến điện

Thời hạn của giấy phép: tối đa là 15 năm, kèm theo các điều kiện cụ thể

Quy trình đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Gửi hồ sơ xin cấp phép về Cục Tần số vô tuyến điện (hoặc gửi về Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Sở Thông tin và Truyền thông được Cục Tần số ủy quyền)
  • Cục Tần số vô tuyến điện thụ lý hồ sơ cấp phép và tiến hành giải quyết trong thời hạn 20 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ xin cấp phép của cùng một tổ chức, cá nhân gửi trong vòng 20 ngày làm việc có số lượng tần số vô tuyến điện cần phải ấn định quá 100 tần số thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cục Tần số thông báo bằng văn bản l‎‎ý do và dự kiến thời gian giải quyết (tối đa không quá 6 tháng) cho tổ chức, cá nhân đó.
  • Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
  • Trường hợp từ chối cấp giấy phép sẽ được thông báo bằng văn bản. Nêu rõ lý do trong thời hạn 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt.

Hồ sơ đăng ký sử dụng bộ đàm

  1. Đơn xin cấp phép, chú ý nêu rõ băng tần xin cấp phép và phạm vi phủ sóng.
  2. Bản sao công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật một trong các giấy tờ sau:
  • Với tổ chức: Quyết định thành lập
  • Với doanh nghiệp trong nước: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài: Giấy phép đầu tư
  1. Bản sao công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật: giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các thiết bị phải cấp giấy phép thiết lập mạng
  2. Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện theo mẫu quy định, nêu rõ: mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng, công nghệ sử dụng;
  3. Bản đăng ký danh mục các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định)

Lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số bộ đàm

Lệ phí cấp giấy phép sử dụng bộ đàm
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng bộ đàm
Bảng phí sử dụng tần số vô tuyến điện
Bảng phí sử dụng tần số vô tuyến điện

Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm sau khi đăng ký

Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện đúng các điều kiện quy định trong giấy phép và trong Luật tần số vô tuyến điện. Kịp thời báo cáo, bổ sung các nội dung thay đổi về thông số kỹ thuật, danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong mạng thông tin vô tuyến điện.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có mong muốn sử dụng bộ đàm thì sau khi chọn mua được bộ đàm phù hợp thì bạn phải đăng ký sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Tham khảo ngay các loại máy bộ đàm tốt bán chay nhất hiện nay tại VietnamSmart. Sản phẩm của chúng tôi đều được cam kết hàng chính hãng. Với chất lượng được đảm bảo cùng mức giá hợp lý. Các chế độ bảo hành đầy đủ của nhà sản xuất. Hướng dẫn sử dụng thiết bị và khắc phục lỗi nhanh, hiệu quả.

Chia sẻ bài viết lên:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Giám đốc VietnamSmart - Phạm Huy Nam

Tôi là Phạm Huy Nam, hiện đang là CEO của VIETNAMSMART. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Kiểm soát an ninh - Thiết bị kiểm soát - Cách sử dụng phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thiết bị trong ngạch thiết bị an ninh được đúc kết trong nhiều năm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.